TrustRank là gì ? Một câu hỏi có thể nhiều bạn đang muốn tò mò và muốn biết hôm nay mình cũng tò mò về vấn đề này do 1 số bạn có thảo luận về vấn đề TrustRank của 1 web là gì và nó có tầm quan trọng như thế nào hãy cùng mình tham khảo thông tin bên dưới
Chú ý: Để lại nguồn bài viết nếu bạn muốn sử dụng lại nội dung của bài viết này
Trustrank là gì?
- Trustrank (TR) hay còn gọi là Authority: Là độ tin cậy của một website đối với công cụ tím kiếm. Website của bạn muốn có thứ hạng cao thì cần phải được sự tin tưởng của công cụ tìm kiếm.
Trustrank được sinh ra để chống lại các web spam. Cũng giống như Pagerank, Trustrank được thống kê và tính điểm theo thang điểm 10. Và con số khởi đầu cho một website mới là 0.
Các yếu tố ảnh hưởng đến Trustrank.
- Tuổi thọ domain: là một trong những yếu tố quan trong ảnh hướng đến TrustRank, Domain càng lâu thì càng được sự tin cậy cao.
- Lịch sử domain: Domain của bạn phải phát triển một cách lành mạnh, hoạt động ổn định, không spam và chưa bị google penalty.
- Mức độ biến của domain: Website của bạn chất lượng và phổ biển, có nhiều lượng visit, bounce rate thấp.
- Backlink: là một yếu tố khá quan trọng ảnh hưởng đến TrustRank. Các backlink được liên kết từ các trang có uy tín ( PR cao, từ các tổ chức .gov, .org hoặc .edu ) sẽ ảnh làm hưởng lớn đến TrustRank của bạn.
- External Link: hạn chế link out tới các website có TrustRank thấp, khuyến nghị các link out tới các website có TrustRank.
- Lỗi 404: ảnh hưởng rất xấu đến TrustRank của bạn, bạn phải hạn chế các page ở lỗi 404 thấp nhất.
Đặc điểm của các web có TrustRank cao thường mà mình thấy thường là web blog có truy cập lớn, bài viết thường ít copy. Và thường là web sạch không spam và có lượng backlink tự nhiên lớn và backlink chất lượng
Cách tăng TrustRank hiệu quả
1. Liên kết với các site gốc hoặc những trang có liên kết với site gốc (seed site):
- Việc có được những liên kết từ những site gốc là rất khó. Những website được liên kết từ các site gốc cũng có những tác động tích cực tới các site liên kết. Tuy vậy nếu site abc1.com liên kết tới trang abc2.com mà site này lại liên kết tới một site thứ 3 nữa là abc3.com thoe tính chất bắc cầu. Thì abc3.com cũng được hưởng một chút Trustrank tốt từ website abc1.com
2. Nhận liên kết từ những website có liên quan.
- Website của bạn có nhận được liên kết từ những website khác có liên quan không và website của bạn có liên kết tới những website có liên quan không?
- Website của bạn có bị cô lập khi không có liên kết tới và đi hay nó được tương tác trong một hệ thống có chung một chủ để? Nếu website của bạn được tương tác trong một hệ thống các site có cùng chủ để (khác người sở hữu) thì rất có khả năng website của bạn sẽ trở thành một nguồn tốt cho chủ đề đó.
3. Nội dung được cập nhật thường xuyên
- Bạn phải tích cực viết bài chất lượng lên website, thu hút người dùng truy cập từ nội dung chất lượng. Các cổ máy thường đánh giá cao website thường xuyên cập nhật nội dung. Bạn hãy tận dụng các ưu thế này để được các search engine đánh giá tốt trust rank của bạn.
4. Không liên kết tới các website spam.
- Tránh liên kết tới các website không đáng tin. Nếu đó là một spammer thì tốt nhất là đừng liên kết tới website đó. Nó sẽ ảnh hướng rất xấu đến website của bạn.
5. Cố gắng nhận liên kết từ những trang mạng xã hội.
- Nếu website của bạn được đề cập càng nhiều trên các trang mạng xã hội thì càng chứng tỏ rằng website của bạn là đáng tin và có chất lượng tốt. Website của bạn càng được bookmark nhiều trên các trang mạng xã hội thì càng tốt.
6. Cung cấp nội dung có chất lượng và hạn chế liên quan tới một số topic nhất định:
- Không phải rằng một website chỉ gồm 1 trang là website đáng tin cậy. Nếu website của bạn có nhiều trang chứa đựng nội dung hay và chất lượng về một topic riêng biệt nào đó thì việc có được TrustRank tốt dễ dàng hơn nhiều.
- Khi website của bạn liên quan đến một chủ đề đặc biệt thì cũng có thể là bạn sẽ chả bao giờ có được TrustRank cao, vì những topic này lại là những topic bị spam bằng email nhiều nhất.
Công cụ kiểm tra TrustRank
- Để check TrustRank các bạn có thể vào trang web sau đăng ký tài khoản check cho chính xác:
Đừng quên nhấn LIKE và Chia Sẻ để ủng hộ mình nếu bài viết có ích !
0 nhận xét:
Speak up your mind
Tell us what you're thinking... !