Lựa chọn nghề là một việc làm cần thiết vì nó ảnh hưởng đến tương lai của mỗi chúng ta. Việc lựa chọn nghề cần phải kết hợp giữa nhiều yếu tố từ năng lực, sở thích của bản thân đến nhu cầu của xã hội. Việc lựa chọn nghề cần đảm bảo được hai hệ quả: một là bạn có việc làm; hai là bạn cảm thấy hạnh phúc và luôn nỗ lực phấn đấu vì đam mê công việc.
Gần nhà tôi có nhà có bốn chị em gái mà cả bốn chị em đều hành nghề mại dâm, đầu tiên là cô chị rồi cứ dẫn mối đến cô em, gia đình giầu có, nhà cửa khang trang thậm chí bố mẹ còn tự hào vì con cái kiếm được nhiều tiền, ở một số tỉnh quanh Hà Nội có cả làng, xã theo nghề này không phải là hiếm;
Cũng ở Việt Nam với truyền thông lâu đời thì có những làng nghề truyền thông nổi tiếng và đời đời kiếp kiếp người dân trong làng cứ theo cái nghề truyền thông này: Mộc Đồng Kỵ, Nón Chuông, Lụa Hà Đông… chỉ có điều thế hệ sau học hành và ứng dựng khoa học vào làm năng suất cao hơn đời trước thôi.
Việc lựa chọn ngành nghề sao cho phù hợp lại không hề dễ dàng gì. Bởi vì thế mà rất nhiều sinh viên ra trường không có việc làm, phải đi làm trái ngành hay có nhiều người làm việc không cảm thấy hứng thú vì họ không hề yêu thích công việc mà họ đã lựa chọn.
Hiện nay, “định hướng nghề nghiệp” là khái niệm được nhắc đến rất nhiều nhằm giúp hình thành trong giới trẻ thói quen lựa chọn ngành nghề từ ngay ban đầu và giúp định hướng cho giới trẻ, giúp họ có thể xác định và theo đuổi ngành nghề sao cho phù hợp để họ không cảm thấy “nuối tiếc” về sau.
Lựa chọn ngành nghề từ đâu?
Như đã nói ở trên, việc lựa chọn ngành nghề không tuân theo một chuẩn mực nào cả nhưng có thể được cân nhắc dựa trên các yếu tố sau:
1./ Sở thích
Ai cũng từng có ước mơ sau này mình sẽ làm nghề này hay nghề kia. Điều đó cho thấy ai cũng có một sở thích nghề nghiệp nhất định. Tôi chỉ khuyên bạn: Hãy học và làm nghề mà mình yêu thích và có đam mê thực sự.
2./ Năng lực
Đôi khi sở thích là một phần nh ưng năng lực lại ở một khía cạnh khác mà bạn cần xem xét. Có nhiều người rất thích làm bác sĩ nhưng lại sợ máu; Có người thích làm phi công nhưng lại sợ độ cao… Do đó, việc lựa chọn ngành nghề cũng phải dựa vào năng lực cụ thể của bản thân bạn.
3./ Nhu cầu xã hội
Thị trường lao động luôn luôn có sự biến đổi. Có thể hiện tại ngành tài chính – ngân hàng đang cần nhiều nhân lực nhưng vài năm sau đó khi hàng loạt cử nhân ra trường thì nhu cầu sẽ bị bão hòa và nếu như cung nhân lực quá lớn sẽ dẫn đến tình trạng thất nghiệp hàng loạt. Do đó, để xác định ngành nghề phù hợp cho mình, bạn cũng cần xem xét đến nhu cầu của xã hội và xu hướng biến động của nó.
4./ Truyền thông
Như đã nói ở trên việc lựa chọn nghề có thể là từ truyền thống gia đình, nhưng bạn vẫn phải tuân thủ ba yếu tố trên vì nghề truyền thống phải có tương lại và xuất phát từ nhu cầu của xã hội, đặc biệt bạn phải yêu thích nó;
5./ Đạo đức xã hội, pháp luật
Có những nghề rõ ràng xã hội cần vì có cầu, rõ ràng bạn thích vì nhiều tiền lại nhàn hạ, rõ ràng bạn có thể thực hiện nhưng hay nghĩ đến đạo đức xã hội hệ quả trong tương lại mà bạn phải nhận trước khi ra quyết định lựa chọn.
Ngày nay, nghề nghiệp ngày càng trở nên đa dạng và phong phú hơn rất nhiều. Điều đó vừa mở ra cơ hội, vừa là thách thức đối với các bạn trẻ bởi việc lựa chọn nghề trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Bên cạnh việc tự lựa chọn, nếu có thể, bạn hãy tham khảo ý kiến từ mọi người. Tốt nhất là tham khảo ý kiến từ gia đình hay những chuyên gia về “định hướng nghề nghiệp”.
Ngoài những yếu tố trên, có thể còn rất nhiều yếu tố tác động khác nữa nhưng theo kinh nghiệm của tôi, năm yếu tố nêu trên là quan trọng và chính đáng nhất. Đừng vì bất kỳ lý do nào khác làm thay đổi quyết định của bạn, cho dù là gia đình hay bất kỳ ai. Bởi lẽ tương lai là của bạn, nghề nghiệp sẽ theo bạn đến suốt cuộc đời.
Trong những bài viết sau, tôi sẽ chia sẻ cụ thể hơn về các yếu tố và cách thức lựa chọn nghề nghiệp, cũng như những suy nghĩ bạn cần tránh khi đưa ra quyết định của mình. Các bạn hãy cùng theo dõi nhé!
5 yếu tố giúp bạn lựa chọn nghề thành công
5 yếu tố giúp bạn lựa chọn nghề thành công
Bạn đang đọc bài viết :
0 nhận xét:
Speak up your mind
Tell us what you're thinking... !